Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, bê tông nặng là loại vật liệu đang được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên có rất ít người hiểu rõ về sản phẩm này. Hãy cùng với Bê tông Minh Ngọc đi tìm hiểu về một số các thông tin bổ ích khác thông qua bài viết sau nhé!
Bê tông nặng là gì?
Bê tông nặng là sản phẩm được tạo ra từ hỗn hợp bê tông được cấp phối theo một tỷ lệ nhất định với các thành phần nguyên liệu cơ bản như: các loại cốt liệu, nước, chất kết dính và phụ gia có thể có hoặc không. Đây chính là kết quả sau khi hỗn hợp bê tông nặng đã được trải qua quá trình đông kết sau khi được tạo hình phục vụ thi công.
Xem thêm:
- Bê tông là gì? Có những loại bê tông phổ biến nào trên thị trường hiện nay
Bê tông nặng được cấu tạo như thế nào?
Bản chất của bê tông nặng cũng chính là bê tông thông thường, được cấu thành bởi những nguyên vật liệu dưới đây:
Xi măng
Xi măng đóng vai trò là chất kết dính, có tác dụng liên kết các cốt liệu với nhau giúp bê tông có cường độ nhất định. Chất lượng cũng như hàm lượng xi măng sử dụng cho hỗn hợp ảnh hưởng lớn tới cường độ chịu lực của bê tông nặng. Những loại xi măng thường dùng để chế tạo phải kể tới đó là : xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao,xi măng pooclăng ít tỏa nhiệt và một số loại xi măng khác đạt yêu cầu.
Ngoài ra Mác xi măng cũng đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho bê tông có thể đạt tới Mác mong muốn, đồng thời cũng tối ưu được về chi phí đầu tư cho người sử dụng. Nếu bạn sử dụng xi măng Mác thấp để tạo ra bê tông Mác cao sẽ cần nhiều lượng xi măng hơn, từ đó cho phí đầu tư cũng tăng lên nhiều. Vì vậy mà chế tạo bê tông nặng, chúng ta không nên sử dụng xi măng mác thấp và ngược lại bởi nó không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Xem thêm:
- Mác bê tông là gì? Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền
Nước
Nước là một trong những nhân tố không thể thiếu và đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khi tác dụng cùng xi măng sẽ cho ra sản phẩm là hỗn hợp hồ xi măng. Và khi hồ xi măng thực hiện quá trình thủy hóa sẽ tạo ra cường độ cho bê tông. Nước còn giúp quá trình thi công linh hoạt hơn.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý lựa chọn nguồn nước đảm bảo chất lượng, không sử dụng các nguồn nước bẩn, ô nhiễm. Bởi chúng có thể làm kéo dài thời gian bê tông nặng đông cứng cũng như làm hao mòn cốt thép bên trong nếu nước chứa phèn chua,… Chúng ta có thể sử dụng nước sinh hoạt, nước giếng hay nước máy đều được, miễn là nước có độ PH < 4 và thành phần sunfat >0,27%. Ngoài ra cũng cần thử nghiệm và đảm bảo lượng hợp chất hữu cơ trong nước không vượt quá 15 mg/l, có độ PH <4 và lớn hơn 12,5.-24 ISO. Lượng hợp chất hữu cơ trong nước cần tuân thủ đúng tiêu chuẩn đề ra TCVN 4506:1987.
Nước biển có thể dùng để sản xuất bê tông phục vụ các cấu kiện làm việc trong nước biển với điều kiện lượng muối không vượt quá 35g/l. Chất lượng của nguồn nước sử dụng sẽ được đánh giá bằng các phân tích hóa học. Chúng ta cũng có thể đánh giá sơ bộ được bằng cách so sánh giữa cường độ bê tông được tạo ra từ nước sạch với sản phẩm bê tông được tạo ra từ nguồn nước sử dụng.
Cát
Cát được xếp vào loại cốt liệu nhỏ trong hỗn hợp bê tông. Khi kết hợp cùng xi măng và nước xe tạo ra hỗn hợp được gọi alf vữa xi măng. Có tác dụng lấp đầy các chỗ trống giữa các loại cốt liệu cỡ lớn. Cát cũng đóng vai trò trong việc hình thành bộ khung chịu lực lớn của bê tông nặng. Thông thường kích thước hạt cát được sử dụng nhiều là trong khoảng từ 0,14mm – 5mm. Thành phần hạt, hàm lượng tạp chất chính là những yếu tố để chúng ta dựa vào đánh giá về chất lượng cát sử dụng. Cát càng sạch có nghĩa là ít tạp chất, càng mịn thì cho ra sản phẩm càng chất lượng.
Đá/Sỏi
Đá/sỏi nằm trong hệ thống cốt liệu cỡ lớn có cỡ hạn từ 5-70mm. Chúng là thành phần quan trọng kết hợp với cốt liệu nhỏ tạo ra một bộ khung chịu lực chắc chắn cho bê tông nặng. Đối với thành phần các bạn sử dụng là sỏi sẽ có ưu điểm đó là hạt tròn nhẵn, độ rỗng bé, diện tích bề mặt cũng bé vậy nên tốn rất ít xi măng mà vẫn có thể dễ dàng trong công tác đầm nén. Tuy nhiên hạn chế của sỏi đó là độ bám dính xi măng không cao, vì thế đối với cường độ bê tông nhỏ thì nên sử dụng đá dăm sẽ tốt hơn.
Ngoài đá dăm và sỏi chúng ta thường thấy thì còn một loại cốt liệu nữa đó là sỏi dăm, chính là thành phần nghiền nát từ viên sỏi bình thường. Để đánh giá chất lượng của cốt liệu lớn, chúng ta sẽ dựa vào chỉ tiêu cường độ, độ lớn và thành phần của hạt cũng như là hàm lượng tạp chất có trong đó.
Phụ gia
Phụ gia bê tông là chất có thể thêm hoặc không trong quá trình trộn bê tông. Có tác dụng thay đổi tính chất bê tông nặng theo mong muốn. Hiện nay phụ gia đang được chia thành 2 loại đó là phụ gia bề mặt và phụ gia đông kết bê tông nhanh. Phụ gia sử dụng cho bề mặt thường dùng một lượng rất bé thế nhưng hiệu quả của nó cực kỳ cao. Phụ gia bề mặt có thể giúp tăng cường độ chịu lực hoặc khả năng chống thấm cho bề mặt bê tông nặng.
Phụ gia giúp bê tông nặng đông kết nhanh thường là các loại muối chứa gốc clo, ví dụ như NaCl, CaCl2,…Hoặc cũng có thể là hỗn hợp của các chất này. phụ gia đóng rắn nhanh có khả năng rút ngắn thời gian thủy hóa của xi măng khiến bê tông đông cứng nhanh thế nhưng không làm biến chất sản phẩm,…Sau 28 ngày tuổi cường độ bê tông cũng được cao hơn.
Xem thêm:
Cấp phối của bê tông nặng
Có hai phương pháp để xây dựng cấp phối bê tông nặng được áp dụng phổ biến sau đây:
- Cách 1: Xác định tỷ lệ cấp phối N/X dựa theo khối lượng của tỷ lệ xi măng, cát và đá
- Cách 2: Xác định lượng tiêu hao nguyên vật liệu của bê tông nặng theo khối lượng
Tỷ lệ N/X được xác định phụ thuộc theo cường độ, điều kiện đông kết cũng như thời gian bê tông đông cứng. Những loại nguyên vật liệu cấp phối cho bê tông nặng cần đảm bảo các yêu cầu sau: cường độ của đá dăm phải cao, cát sạch và có nguồn gốc rõ ràng, cốt liệu càng ít tạp chất càng tốt, sàng thật kỹ để đảm bảo kích cỡ hạt tiêu chuẩn. Cần tiến hành để xác định lượng tiêu hao của nước, xi măng, hệ số dịch chuyển cho hỗn hợp bê tông loại dẻo, lượng tiêu hao của cát, sỏi,…Ngoài ra cũng cần kiểm tra độ sụt và độ cứng của hỗn hợp.
Xem thêm:
- Định mức cấp phối bê tông mác 100, 150, 200, 250, 300, 400
Có những loại bê tông nặng nào?
Phân loại bê tông nặng sẽ phải dựa theo các yếu tố như thành phần chế tạo nên và công dụng :
Nếu chúng ta phân loại dựa theo thành phần chế tạo thì sẽ có những loại bê tông nặng sau đây: bê tông thạch cao, bê tông silicat, bê tông xi măng, bê tông polyme, bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt ( chống phóng xạ, axit,…), bê tông tổ ong (có r=70-85%), bê tông thủy công (r=8-10%),…
Nếu xét theo công dụng thì chúng ta có những loại bê tông nặng sau đây:
- Bê tông ứng dụng trong các công trình cột, dầm ,móng, sàn. Đa số thường là bê tông cốt thép
- Bê tông ứng dụng trong các công trình thủy như đập, mái kênh, âu thuyền,…
- Bê tông ứng dụng trong các công trình giao thông vận tải như sân bay, mặt đường, vỉa hè,..
- Bê tông ứng dụng cho các công trình khác
- Bê tông chống phóng xạ, chịu axit, chịu nhiệt.
Xem thêm:
- Bê tông nhẹ là gì? Các loại bê tông nhẹ được sử dụng phổ biến hiện nay
Ưu và nhược điểm của bê tông nặng
Ưu điểm
Không phải bỗng dưng bê tông nặng được sử dụng rộng rãi với đa dạng chủng loại mà vì những lợi ích sau đây của vật liệu này mang tới phục vụ xây dựng và cuộc sống con người:
- Thi công dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian thi công
- Hiện nay các loại bê tông từ bê tông nặng đều được trộn bằng hệ thống máy móc và trạm trộn từ xa, vận chuyển bằng xe bồn chuyên dụng. Vì vậy mà giảm diện tích mặt bằng tập kết vật liệu
- Tiết kiệm được khoản chi phí thuê nhân công và lượng hao phí cũng sẽ giảm đi nhiều
- Không gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực thi công
Hạn chế
Bên cạnh đó, bê tông nặng cũng còn nhiều những hạn chế. Ví dụ như được trộn bởi máy móc từ xa, vì thế mà chúng ta không được trực tiếp kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu cũng như chất lượng bê tông. Nếu bạn lựa chọn được đơn vị uy tín thì không vấn đề gì, nhưng cũng còn nhiều các đơn vị chỉ vì lợi nhuận mà làm việc thiếu trách nhiệm sử dụng các nguyên vật liệu chất lượng kém
Xem thêm:
- Trọng lượng riêng của bê tông cốt thép và một số vật liệu xây dựng
Ứng dụng của bê tông nặng hiện nay
Bê tông nặng có đặc thù đó là trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với các loại nguyên vật liệu phục vụ xây dựng khác. Vì thế mà chúng có khả năng chịu lực nén, tác động từ ngoại lực hay các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tốt, được xem là loại vật liệu quan trọng bậc nhất của nhiều công trình xây dựng. Bê tông nặng còn được ứng dụng trong sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn với trọng lượng lớn ví dụ như nền móng, đối trọng, trụ cột,…
Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên bài, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bê tông nặng. Để được giải đáp mọi thắc mắc trong lĩnh vực nguyên vật liệu xây dựng, quý khách hàng hãy liên hệ về cho Bê tông Minh Ngọc qua địa chỉ:
Công Ty TNHH TM DV VLXD Minh Ngọc
Hotline: 0968.35.43.78
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/