Trên thị trường bê tông hiện nay, loại vật liệu này với đa dạng chủng loại và chất liệu, mỗi loại đều có những công dụng và đặc điểm riêng. Một trong số đó bê tông nhựa đang là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi ở hệ thống giao thông nước ta, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về chúng. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết của chúng tôi sau đây để được cung cấp thêm thật nhiều thông tin bổ ích về loại bê tông này nhé
Bê tông nhựa là gì?
Bê tông nhựa là hỗn hợp được trộn từ nhiều nguyên vật liệu bao gồm đá, cát, bột khoáng và nhựa đường. Chúng được trộn ở nhiệt độ cao trong trạm trộn bê tông, là loại vật liệu thường được sử dụng để trải mặt đường nhựa bê tông mà chúng ta đang sử dụng.
Xem thêm:
- Bê tông là gì? Có những loại bê tông phổ biến nào trên thị trường hiện nay
Các loại bê tông nhựa hiện nay
Dựa vào những yếu tố khác nhau như nhiệt độ, đặc điểm, tính chất, phương pháp thi công, thành phần cấu tạo,…mà bê tông nhựa được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau
Dựa theo nhiệt độ
Dựa vào nhiệt độ trộn, rải cùng với lượng nhựa được sử dụng mà chúng ta có bê tông nhựa nóng, bê tông nhựa rải ấm và bê tông nhựa nguội
Bê tông nhựa nóng
Bê tông nhựa nóng là loại hỗn hợp được trộn khi các nguyên vật liệu vẫn còn nóng. Thành phần chính tạo ra loại bê tông này chính là nhựa đặc 40/60, 60/70, 70/100, 100/150 với hàm lượng nhựa từ 4 – 75.
Nhiệt độ trộn bê tông nhựa nóng từ 140-170 độ C và nhiệt độ thi công tối thiểu 110 độ C. Bê tông nhựa nóng sau khi trải sẽ được lu bằng, tới khi nhiệt độ bê tông giảm còn bằng nhiệt độ môi trường bên ngoài là xem như bê tông đã đạt tới cường độ 100%. hiện nay bê tông nhựa nóng đang được chia thành 5 loại:
- Bê tông nhựa nóng hạt mịn.
- Bê tông nhựa hạt trung.
- Bê tông nhựa hạt thô.
- Bê tông nhựa hạt cát.
- Bê tông nhựa polime.
Bê tông nhựa ấm
Bê tông nhựa ấm là hỗn hợp bê tông nhựa được trộn và thi công ở nhiệt độ trung bình, sử dụng nhựa đặc 200/300 hoặc 150/200, lỏng và tốc độ đông đặc trung bình trở lên. Tiêu chuẩn nhiệt độ của trạm trộn bê tông nhựa ấm là từ 100 -130 độ C, nhiệt độ rải và thi công tối thiểu 60 độ C. Sau 15-20 ngày đổ, cường độ bê tông nhựa ấm được hình thành
Bê tông nhựa nguội
Bê tông nhựa đực trộn ở nhiệt độ 110-120 độ C và thi công ở nhiệt độ thường được gọi là bê tông nhựa nguội. Thành phần là nhựa lỏng có tốc độ trung bình hoặc chậm, có thể lưu trữ được trong kho 4-8 tháng. Sau khi được đổ thì từ 20 – 40 ngày thì bê tông nhựa nguội sẽ đạt tới cường độ tối đa. Hiện nay bê tông nguội đang được chia thành 2 loại: bê tông nhựa nguội và bê tông nhựa nguội carboncor asphalt
Xem thêm:
- Tìm hiểu về bê tông cốt tre và ứng dụng của vật liệu này trong xây dựng hiện nay
Dựa theo độ rỗng dư
Tính chất và đặc điểm của bê tông nhựa cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi độ rỗng còn dư. Vì thế mà dựa vào yếu tố này, người ta chia bê tông nhựa thành 3 loại sau đây:
- Bê tông nhựa chặt: Độ rỗng dư từ 3-6% thể tích, thành phần bao gồm bột khoáng.
- Bê tông nhựa rỗng: Độ rỗng còn dư từ 6 – 10% thể tích, được sử dụng làm lớp mặt dưới để trải đường 2 lớp.
- Bê tông nhựa thoát nước: Độ rỗng dư từ 20-25% thể tích, được sử dụng để trải các mặt đường có yêu cầu cao về độ thoát nước.
Dựa vào hàm lượng đá dăm
Một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên bê tông đó là đá dăm, loại nguyên vật liệu này cũng sẽ ảnh hưởng tới tính chất của bê tông. Dựa theo lượng đá dăm có trong hỗn hợp bê tông trên sàn 5mm ta được các loại sau đây:
- Bê tông nhựa ít đá dăm: Lượng đá dăm chiếm 50 – 60% thể tích bê tông.
- Bê tông nhựa vừa đá dăm: Lượng đá dăm chiếm 30 – 50% thể tích bê tông.
- Bê tông nhựa ít đá dăm: Lượng đá dăm chiếm 20 – 35% thể tích bê tông.
- Bê tông nhựa cát: Không sử dụng đá dăm để trộn.
Xem thêm:
- Bê tông khối lớn và các tiêu chuẩn khi thi công mới nhất
Dựa theo tính chất bê tông nhựa
Phân loại theo tính chất của bê tông nhựa ta có 4 loại sau: bê tông nhựa thông thường, bê tông nhựa thoát nước, bê tông nhựa màu, bê tông nhựa có độ nhám cao. Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thì bê tông nhiều đá dăm sẽ đáp ứng về tính ổn định nhiệt độ, cường độ và độ nhám cao cho các công trình.
Dựa vào kích cỡ hạt lớn nhất
Phân loại theo kích cỡ hạt lớn nhất, người ta chia bê tông nhựa thành những loại sau đây:
- Bê tông nhựa Dmax 40mm.
- Bê tông nhựa Dmax 31,5mm.
- Bê tông nhựa Dmax 25mm.
- Bê tông nhựa Dmax 20mm.
- Bê tông nhựa Dmax 15mm.
- Bê tông nhựa Dmax 10mm.
- Bê tông nhựa Dmax 6mm.
Xem thêm:
- Bê tông sợi thủy tinh và bê tông thường có sự khác biệt nào không?
Dựa vào phương pháp chế tạo
Các loại bê tông được sản xuất ở những địa điểm khác nhau bằng những phương pháp khác nhau cũng mang những đặc tính khác nhau. Vì thế mà người ta đã phân loại bê tông nhựa thành:
- Bê tông nhựa trộn tại công trình.
- Bê tông nhựa trộn tại trạm trộn.
Dựa vào màu nhựa
Phân loại theo màu nhựa thì bê tông nhựa được chia thành 2 loại chính:
- Bê tông nhựa truyền thống: có màu đen của nhựa đường, không có chất phụ gia tạo màu.
- Bê tông nhựa màu: sử dụng chất phụ gia tạo ra nhiều màu sắc, sử dụng trải sân chơi cho trẻ em,…
Xem thêm:
- Tất tần tật những điều về bê tông cốt sợi mà bạn nên biết
Dựa vào phương pháp thi công
- Bê tông nhựa không lu đèn: chiều dày từ 1-4cm, bê tông nhựa đặc 70/100 với tỷ lệ nhựa chiếm 9-12% thể tích hỗn hợp.
- Bê tông nhựa lu đèn: được thực hiện theo yêu cầu, đảm bảo bê tông đạt tới cường độ và độ chặt nhất định.
Dựa vào chất lượng bê tông nhựa
Phân loại dựa vào chất lượng bê tông nhựa thì hiện nay trên thị trường có hai loại: bê tông nhựa loại 1 và loại 2.
- Bê tông nhựa loại 1: chất lượng cao cấp, sử dụng lớp mặt A1.
- Bê tông nhựa loại 2: chất lượng kém hơn, sử dụng lớp mặt, thường dùng trải đường cấp 4 trở xuống.
Xem thêm:
- Bê tông xi măng và những điều bạn cần biết
Đặc điểm, chức năng của thành phần cấu tạo trong bê tông nhựa
Tùy thuốc vào từng loại bê tông nhựa khác nhau mà sẽ được cấu tạo nên từ những nguyên vật liệu khác nhau. Nhưng với một loại bê tông nhựa thông thường thì thành phần bên trong đó sẽ bao gồm: các loại cốt liệu, nhựa đường, bột khoáng và chất phụ gia:
- Cốt liệu lớn: chính là đá dăm là thành phần chịu lực chính và quyết định độ nhám của bê tông nhựa.
- Cốt liệu nhỏ: cát, có chức năng đẩy nhanh quá trình ninh kết của bê tông; đá xay giúp tăng thêm độ đặc, tỷ diện của vật liệu. Cốt liệu nhỏ làm gia tăng liên kết của các vật liệu với nhựa.
- Bột khoáng; có chức năng tăng độ chặt cho bê tông nhựa, giúp hỗn hợp ổn định nhiệt tốt hơn. Hỗn hợp nhựa và bột khoáng liên kết với nhau sẽ lấp đầy các phần rỗng còn lại trong hỗn hợp bê tông.
- Nhựa: bao bọc quanh các hạt khoáng, được chia thành 3 phần, một phần thẩm sâu vào trong các mao quản trên bề mặt hạt, một phần tương tác với bề mặt cốt liệu và phần còn lại có nhiệm vụ lấp đầy 1 phần lỗ rỗng trong hỗn hợp bê tông.
- Phụ gia: có thể có hoặc không, bổ sung vào nhằm cải thiện tính chất bê tông nhựa theo ý muốn.
Xem thêm:
- Bê tông cốt thép là gì? Đặc điểm nổi bật của bê tông cốt thép
Ứng dụng của bê tông nhựa hiện nay
Theo thống kê, hiện nay ở nước ta, bê tông nhựa nóng đã và đang được sử dụng để thi công cho hơn 50% công trình đường giao thông. Bê tông nhựa nóng thường được dùng để làm các công trình đường cao tốc, các tuyến đường giao thông cấp 1-2, bãi đỗ xe, cảng biển hay các con đừng trong khu công nghiệp, nhà máy,…
Còn bê tông nguội sẽ được dùng để sửa chữa các đoạn đường hư hỏng, lấp các ổ gà,… mà không cần thêm bất kỳ vật liệu nào khác. Ưu điểm bê tông nhựa nguội mang tới đó là tính nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian
Xem thêm:
- Bê tông nặng là gì? Định mức cấp phối bê tông nặng
Câu hỏi liên quan đến bê tông nhựa
Khối lượng riêng của bê tông nhựa
Khi nắm được khối lượng riêng của bê tông nhựa chính xác thì bạn mới có thể tính toán được khối lượng bê tông nhựa cụ thể cần thiết cho công trình đường. Điều này còn giúp cho chủ công trình lên được kế hoạch, biện pháp và quy trình thi công để quá trình thi công được diễn ra hiệu quả, không bị kéo dài làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Khối lượng riêng của bê tông nhựa sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như độ rỗng dư, thành phần và cấp phối nguyên vật liệu, kích thước hạt,… Thông thường thì khối lượng riêng của bê tông nhựa sẽ là từ 2350kg/m3 – 2550kg/m3 tùy theo nguồn gốc vật liệu cũng như loại bê tông nhựa.
Bê tông nhựa có chiều dày tối thiểu là bao nhiêu?
Chiều dày tối thiểu của lớp bê tông nhựa cũng là một trong những yếu tố cần được chú ý trong quy trình thiết kế và thi công mặt đường bê tông nhựa. Tùy thuộc vào cấp độ đường, kết cấu mặt đường, độ chịu lực theo yêu cầu hay đường dành cho phương tiện nào di chuyển, khối lượng ra làm sao mà các kỹ sư, chuyên gia sẽ quyết định đường nên có mấy lớp và mỗi lớp dày tối thiểu bao nhiêu. Thông thường thì chiều dày tối thiểu của bê tông nhựa là từ 3 – 6cm còn phụ thuộc vào loại bê tông được sử dụng.
Xem thêm:
- Giá bê tông tươi tại quận 11 – Cập nhật mới nhất 2023
Mua bê tông nhựa ở đâu uy tín tại miền Nam?
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông nhựa ngày càng tăng cao mà hiện nay đã có rất nhiều nhưng đơn vị cung cấp sản phẩm này. Một cái tên rất uy tín trong thị trường bê tông, phải kể tới đó là Bê tông Minh Ngọc. đơn vị chuyên sản xuất các loại bê tông bằng dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại và đội ngũ nhân viên, thợ thi công hàng đầu. Chúng tôi nói không với những thành phần nguyên liệu kém chất lượng với giá thành cực kỳ cạnh tranh
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn về bê tông nhựa. Để được tư vấn và hỗ trợ mua các sản phẩm chất lượng, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Bê tông Minh Ngọc qua địa chỉ:
Công Ty TNHH TM DV VLXD Minh Ngọc
Hotline: 0968.35.43.78
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/