Dầm bê tông cốt thép là một cấu kiện không thể thiếu của các công trình xây dựng. Dành cho những ai còn chưa hiểu rõ về loại cấu kiện này thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều những thông tin bổ ích về dầm bê tông, mời các bạn đón đọc nhé,
Dầm bê tông cốt thép là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về phạm trù dầm bê tông cốt thép, chúng ta cần hiểu dầm là gì? Dầm chính là một trong những cấu kiện chính, chịu lực uốn là chủ yếu. Vật liệu này có nhiều hình dạng, kiểu dáng, khác nhau. Có thể là dầm ngang hoặc có thể là dầm nghiêng sử dụng để đỡ các dầm tường, mái nhà ở phía trên. Một số các loại dầm phổ biến thường hay nghe nhất như dầm sàn, dầm cầu trục, dầm mái…chúng chia thành 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Chất liệu và kích thước của chúng cũng đã dạng, tùy thuộc vào mỗi một công trình có những yêu cầu khác nhau.
Vậy như thế nào được gọi là dầm bê tông cốt thép? Chính là một loại cấu kiện được cấu tạo từ bê tông và cốt thép. Chúng có hình chữ nhật hoặc hình vuông với đa dạng kích thước theo yêu cầu trong thiết kế. Dầm bê tông cốt thép chịu lực uốn và lực nén của công trình, trong đó khả năng chịu lực uốn cao hơn chịu lực nén
Xem thêm:
- Bê tông cốt thép là gì? Đặc điểm nổi bật của bê tông cốt thép
Kết cấu của dầm bê tông cốt thép trong công trình xây dựng
Dầm bê tông cốt thép được cấu tạo nên từ những bộ phận chính sau đây: 4 cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo, cốt đai. Ngoài ra còn có cốt xiên không bắt buộc
- Cốt dọc chịu lực của dầm bê tông cốt thép thông thường sẽ dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII với đường kính từ 12-40mm
- Cốt đai của dầm dùng để chịu lực ngang, đường kính nhỏ hơn cốt dọc, tối thiểu 4mm
- Ao là lớp bảo vệ cốt thép được định nghĩa là khoảng cách từ mép ngoài của bê tông đến mép cột thép
- A01 là lớp bảo vệ cốt đai và Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. Tác dụng của chúng để giúp cho thép bên trong dầm bê tông không bị hoen gỉ
- To là khoảng cách từ cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo cho quá trình đổ bê tông không bị kẹt đá.
Một số quy định về kích thước của các bộ phận trong dầm bê tông cốt thép:
- A01≥ 1cm khi h ≤ 25cm
- A01≥ 1,5cm khi h >25 cm
- A02 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm
- A02 ≥ 2cm khi h> 25cm
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép sẽ khác nhau theo công trình nhà ở dân dụng với các công trình lớn. Trên đây là cấu tạo chung của dầm bê tông cốt thép nhà ở dân dụng bạn có thể tham khảo.
Xem thêm:
- Bố trí thép dầm cần tuân theo những nguyên tắc, quy định nào?
Dầm bê tông cốt thép làm việc trên nguyên lý nào?
Quá trình diễn biến của dầm bê tông cốt thép từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoạt sẽ như sau:
Khi tải trọng càng tăng cao thì tại dầm sẽ xuất hiện các khe nứt thẳng góc với trục dầm ngay đầu đoạn có momen lớn, và một vài khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa, nơi có lực ngang lớn. Khi tải trọng lên mức cực đại sức chịu lực của dầm thì dầm sẽ bị phá hoạt hoặc ngay trên tiết diện sẽ xuất hiện các vết nứt ngang hoặc dọc
Trong quá trình đặt tải, độ võng của dầm sẽ tăng dần lên. Khi đạt tới giới hạn chịu lực của dầm, đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng hoặc nghiêng. Vì vậy khi tính toán khả năng chịu uốn của dầm sẽ bao gồm cả tính toán giới hạn chịu lực trên bề mặt tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng
Xem thêm:
- Mái bê tông cốt thép là gì? Ưu nhược điểm của loại mái bê tông này là gì?
Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện chịu nén hay chịu uốn?
Dầm bê tông cốt thép như đã chia sẻ nhiều ở trên, chính là cấu kiện chịu uốn. Nghĩa là dầm bê tông cốt thép giữ vai trò chịu lực uốn nhiều hơn. Ngoài ra cấu kiện cũng chịu 1 phần nhỏ lực nén nhưng không đáng kể so với chịu lực uốn
Xem thêm:
- Tìm hiểu về móng cọc bê tông và quy trình thi công móng cọc bê tông cốt thép
Khi thiết kế dầm bê tông cốt thép cần lưu ý những gì
Khi thiết kế, bố trí thép dầm bê tông cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo được chất lượng cho công trình:
- Khoảng hở giữa cốt thép dầm phải lớn hơn đường kính cốt thép lớn. Mỗi vùng cần đặt cốt thép thành nhiều hàng thì chúng ta không nên đặt các thanh thép ở hàng trên vào các khe hở của hàng dưới.
- Nếu không gian chật hẹp có thể không cần khe hở, sử dụng nhiều cốt thép và bố trí thành từng cặp, khoảng hở giữa các cặp tối thiểu là 1,5.Ø
- Khi thiết kế dầm bê tông cốt thép ở những điểm giao nhau, bạn nên đặt cốt thép phía trên của dầm thành hai hàng và cách xa nhau để phần cốt thép của dầm chính có thể đặt vào giữa hai hàng đó.
- Đường kính cốt thép sẽ tùy vào quy mô công trình để lựa chọn, thông thường đường kính phù hợp nhất là khoảng 12mm – 25mm. Đối với những công trình yêu cầu tính chịu lực cao thì nên lựa chọn thép có đường kính lớn hơn và mức cho phép là không quá 1/10 kích thước dầm
Xem thêm:
- Bảng báo giá bê tông tươi ở quận 6 – Liên hệ hotline 096.835.4378
Đơn vị nào thiết kế và thi công dầm bê tông cốt thép uy tín?
Với nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng nhiều trong thời buổi hiện nay, có rất nhiều đơn vị thiết kế và thi công dầm bê tông cốt thép uy tín được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Trong đó Bê tông Minh Ngọc với hơn 10 năm kinh nghiệm, tự hào là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng và quý đối tác tin tưởng chọn lựa. Trong những năm làm nghề, Bê tông Minh Ngọc đã góp công trong nhiều dự án công trình xây dựng lớn nhỏ trên toàn quốc, mang tới cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Hệ thống máy móc công nghệ hiện đại cùng đội ngũ các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng cùng đội công nhân tay nghề cao sẽ giúp bạn có được một công trình xây dựng đảm bảo được chất lượng và bền bỉ theo thời gian
Bài viết trên đây đã chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan tới dầm bê tông cốt thép. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn, nếu có câu hỏi gì cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới bê tông Minh Ngọc qua địa chỉ sau:
Công Ty TNHH TM DV VLXD MINH NGỌC
Hotline: 0968.35.43.78
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/