Dầm chính dầm phụ là gì? Vai trò và sự khác biệt của mỗi loại dầm cũng như mẹo để bố trí dầm nhà hợp lý sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Dầm chính dầm phụ là gì? Công dụng của dầm
Dầm nhà là các thanh ngang, thanh nghiêng có tác dụng chịu lực cho bộ phận như mái, tường, sàn của công trình. Tác dụng của chúng là bộ phận chịu lực chính giúp nâng đỡ và giữ ổn định kết cấu toàn bộ ngôi nhà. Để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau, người ta đã chế tạo ra nhiều loại dầm với kết cấu và đặc điểm riêng biệt như: dầm mái, dầm cầu, dầm sàn, dầm cầu trục…
Xét về chức năng đối với công trình, dầm được chia thành 2 loại: dầm chính và dầm phụ.
Phân loại dầm phổ biến hiện nay
Có khá nhiều cách để phân biệt các loại dầm. Dưới đây là 3 cách phổ biến nhất:
– Dựa trên sơ đồ kết cấu:
- Dầm đơn giản
- Dầm liên tục
- Dầm có mút thừa
- Dầm console
– Dựa trên công dụng
- Dầm sàn
- Dầm cầu
- Dầm cầu chạy
- Dầm cửa van
– Dựa trên hình dáng
- Dầm thép chữ I
- Dầm thép chữ U
- Dầm thép chữ V
- Dầm thép chữ H
- Dầm thép chữ L
- Dầm thép chữ Z
- Dầm thép chữ C
- Dầm chữ nhật
Khác biệt giữa dầm chính dầm phụ là gì?
Thể hiện ngay từ tên gọi, dầm chính có kích thước lớn nhất, thường được bắc qua các cột và gác chân của các cột, vạch để chịu lực chính và nâng đỡ sàn. Hiểu một cách đơn giản, càng chịu lực nhiều thì đó sẽ gọi là dầm chính.
Còn dầm phụ có kích thước nhỏ hơn, đóng chức năng hỗ trợ để chia sẻ tải trọng với dầm chính. Dầm phụ sẽ có lực uốn vừa phải để giảm bớt áp lực giúp dầm chính. Để xác định rõ hơn 2 loại dầm này, bạn có thể dựa trên kích thước, độ cứng của chúng.
Xét về vị trí, dầm chính sẽ được đặt ngang hoặc đặt dọc, dùng để nối liền với 2 đầu cột để gác lên vách tường hoặc chân cột. Còn dầm phụ sẽ được thiết kế vuông góc với dầm chính để làm giằng, đặt lên tường logia hoặc nhà vệ sinh. Số lượng dầm chính khá nhiều, giữa 2 dầm chính sẽ có 1 dầm phụ.
Để gia tăng khả năng chịu lực, dầm phụ sẽ đặt ở trên dầm chính. Nguyên tắc truyền lực sẽ từ dầm phụ truyền xuống dầm chính, dầm chính truyền xuống cột, cột truyền xuống móng và từ móng truyền lực hoàn toàn xuống nền đất. Như vậy, kết cấu của công trình sẽ được giữ vững và ổn định sau những rung chấn và tác động lực.
Dầm chính và dầm phụ đều là những bộ phận không thể thiếu để kiến thiết nên công trình. Chính vì vậy, hãy tìm đến các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm để khảo nghiệm thực tế công trình và thiết kế số lượng dầm sao cho hợp lý. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và tối ưu chi phí khi thi công.
Kinh nghiệm bố trí dầm nhà
Sau khi hiểu rõ được vai trò của dầm chính dầm phụ là gì, bạn cũng cần biết thêm về nguyên tắc bố trí dầm nhà sao cho phù hợp và chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích cho quá trình thiết kế và thi công.
Đường kích của dầm dọc: Đường kính của cốt thép dầm nên giao động trong khoảng 12 – 25mm, dầm chính tối đa 32mm, không nên chọn hơn 3 loại dầm kích thước khác nhau để tránh xung đột khả năng chịu lực.
Lớp bảo vệ dầm:
- Cốt thép chịu lực: Bản và tường chiều dày từ 100m trở xuống Co=10mm – 15mm. Chiều dày > 100mm thì Co=15mm – 20mm. Dầm và sườn có chiều cao < 250mm thì Co=15mm (20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm
- Cốt thép cấu tạo và cốt thép đai: Độ cao tiết diện < 250mm thì Co=10mm (15mm), từ 250mm trở lên thì Co= 15mm
Khoảng hở yêu cầu của cốt thép dầm: Khoảng hở của 2 đầu cốt thép phải lớn hơn đường kính của cốt thép lớn, bố trí cốt thép thành nhiều hàng, không để cố thép hàng trên vào khe hở của hàng dưới.
Nguyên tắc giao nhau: Đặt cốt thép phía trên dầm thành 2 hàng với khoảng cách đủ để cốt thép phía trên của dầm chính nằm giữa 2 hàng đó.
Xem thêm:
- Bố trí thép dầm cần tuân theo những quy định và nguyên tắc nào?
Bố trí dầm nhà theo phong thủy
Trong văn hóa của người phương Đông, phong thủy rất quan trọng. Nếu ngôi nhà được bố trí tốt sẽ đem lại tài lộc cho gia chủ. Kể cả việc sắp xếp đồ đạch hoặc bố trí dầm nhà cũng nên tuân thủ theo nguyên tắc này. Bạn cần tránh đặt ở các vị trí sau:
- Trên giường ngủ: Khiến người ngủ cảm thấy bị mệt mỏi, nặng nề
- Trên bếp, bàn ăn: Sẽ làm mất đi may mắn, tài lộc của gia chủ
- Trên thẳng bàn học: Gây mất tập trung, giảm khả năng sáng tạo
- Trên bàn thờ: Không tốt cho tài lộc và hạnh phúc gia đình
Cách thay đổi:
- Nếu trần nhà của bạn cao, hãy làm thêm 1 lớp trần giả để che đi phần dầm xà phía trên
- Lắp thêm bóng đèn trên trần để tạo hiệu ứng ngôi nhà cao hơn
- Thay đổi màu sắc các xà ngang sàng hơn
- Dùng các vật nhỏ xinh, sáng màu để tạo không gian ấm áp, sáng sủa cho ngôi nhà
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nối thép dầm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dầm chính dầm phụ là gì, vai trò và cách phân biệt chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline để nhận tư vấn.
Công Ty TNHH TM DV VLXD Minh Ngọc
Hotline: 0968.35.43.78
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/