Tại các công trình xây dựng trên nền đất yếu, móng cọc bê tông là một giải pháp thi công hoàn hảo, đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ phần công trình về sau. Bài viết dưới đây, Bê tông Minh Ngọc sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin bổ ích về móng cọc bê tông cốt thép
Móng cọc bê tông là gì?
Móng cọc bê tông là loại móng cơ bản trong xây dựng nhà ở được sử dụng để gia cố nền móng cho công trình có tải trọng lớn nằm trên khu đất có nền yếu. Móng cọc bê tông cốt thép đóng vai trò như những trục đỡ, giúp cho công trình không bị sụt lún, xiên vẹo khi được đưa vào sử dụng
Móng cọc bê tông có hình trụ dài, được làm từ vật liệu bê tông, xi măng,…chắc chắn. Có thể xem đây là loại móng được ứng dụng rất nhiều cho các công trình lớn nhỏ khác nhau, từ dân dụng cho tới công cộng như nhà máy thủy điện, bệnh viện, trường học, khách sạn, cột điện,…Loại móng nay có thể tránh được các biến dạng do địa chất yếu, giảm sự nguy hại gây ảnh hưởng tới công trình xây dựng.
Cấu tạo của móng cọc bê tông
Móng cọc bê tông được cấu tạo nên từ 2 bộ phận chính đó là cọc và đài cọc, trong đó:
- Phần cọc bê tông là bộ phận được thi công tại công trình và đóng sâu xuống lòng đất. Phần cọc này giữ cho kết cấu công trình bên trên được cố định, vững chắc và không bị nghiêng hay sụt lún.
- Phần đài cọc có chức năng liên kết các cọc với nhau, phân bố đều tải trọng lên các cọc để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình. Độ sâu của đài cọc phải lớn hơn 2D và không lớn hơn đầu cọc nguyên quá 120cm
Phân loại móng cọc bê tông
Móng cọc bê tông hiện nay có nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là hai loại; móng cọc bê tông sử dụng cho công trình kẹp khe trên phố và móng cọc cho những công trình bình thường
- Các công trình nhà kẹp khe với nền đất yếu thường sử dụng móng cọc bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật với tác dụng tránh xung đột gây nứt nẻ giữa 2 nhà bên cạnh
- Các công trình chung cư hay nhà cao tầng với tải trọng lớn thường sử dụng móng bê tông theo mố đài vì nền móng chịu tải trọng nén từ tòa nhà xuống đất rất tốt.
Xem thêm:
- Cách bố trí thép sàn 2 lớp đạt chuẩn và những nguyên tắc cơ bản
Quy trình thi công móng cọc bê tông cốt thép đúng tiêu chuẩn
Để móng cọc bê tông có thể chịu lực và nâng đỡ công trình một cách tốt nhất thì quy trình thi công móng cọc bê tông cốt thép phải đạt chuẩn. Dưới đây là quy trình thi công cốt thép móng bạn có thể tham khảo
Chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc
- Bước đầu tiên bạn phải thực hiện khảo sát địa chất để có thể đánh giá được những điều kiện thuận lợi của môi trường và tiến hành thi công xây dựng
- Kiểm tra kỹ yêu cầu của lợi cọc từ đó lựa chọn loại phù hợp với công trình
Ép cọc bê tông cốt thép
Một số công việc bạn cần chuẩn bị trước khi tiến hành ép cọc bê tông:
- Kiểm tra kỹ khu đất trước khi tiến hành và xác định vị trí ép góc
- Kiểm tra và lắp đặt trang thiết bị máy móc thi công đúng quy định
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép:
Bước 1: Thực hiện ép cọc C1, dựng cọc vào giá đỡ sao cho mũi cọ hướng đúng vào vị trí đã thiết kế theo phương thẳng đứng và không bị nghiêng
Bước 2: Tiến hành ép các cọc tiếp theo đạt tới độ sâu thiết kế, kiểm tra bề mặt 2 đầu đoạn cọc và sửa chữa lại cho thật phẳng. Kiểm tra các mối nối, sau đó lắp dựng các đoạn cọc vào vị trí ép đúng với đoan mũi cọc, độ nghiêng cho phép không quá 1%. Đóng lên mặt tiếp xúc cọc một lực lớn, thực hiện hàn nối theo quy định thiết kế. Tăng dần áp lực và ép cọc C2 xuyên vào lòng đất với vận tốc không vượt quá 2cm/s. Lưu ý không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu bởi sẽ làm ảnh hưởng tới mối hàn ép
Bước 3: Sau khi ép xong cọc, dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cho cọc đạt tới độ sâu thiết kế
Bước 4: Ép cọc xong tại một khu vực, tiếp tục chuyển hệ thống máy móc sang vị trí tiếp theo và tiếp tục thực hiện các bước trên.
Gia công cốt thép
- Kiểm tra, sửa chữa lại cốt thép cho thẳng, thực hiện đánh gỉ trên thép
- Cắt và uốn cốt thép theo hình dạng của móng
- Nối thép theo yêu cầu thiết kế và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép
Dựng cốp pha
- Khung cốt thép sau khi nối phải chắc chắn
- Ván khuôn cần đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật, làm khung đỡ ho quá trình đổ bê tông
- Chân đỡ cũng phải đạt chuẩn về mật độ và được lắp theo đúng quy cách
Đổ bê tông móng
- Đổ một lớp bê tông lót dày khoảng 10cm để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông tiếp theo
- Trong khi đổ bê tông phải cẩn thận để đảm bảo được chất lượng móng của công trình
- Đổ bê tông xong, nhanh chóng sử dụng các loại máy móc để đầm bê tông
- Cuối cùng hoàn thiện quy trình thi công móng cọc bê tông, tiếp tục quá trình bảo dưỡng trong giai đoạn đầu để đạt hiệu quả tối đa
Xem thêm:
- Bê tông cốt thép là gì? Đặc điểm nổi bật của bê tông cốt thép
Tiêu chuẩn móng cọc bê tông
Mỗi một công trình xây dựng sẽ có những tiêu chuẩn riêng biệt về móng cọc bê tông. Tuy nhiên các công trình cũng phải đảm bảo đáp ứng được bộ tiêu chuẩn chung sau đây:
Kích thước cọc
kích thước cọc sẽ khác nhau tùy theo mỗi loại công trình dự án. Hiện nay có hai loại cọc được sử dụng phổ biến đó là cọc tròn và cọc vuông với kích thước cụ thể như sau:
Cọc tròn
Đường kính phổ biến của cọc tròn là D300, D350, D400, D500 thường được sử dụng cho các công trình nhà ở, nhà phố có diện tích vừa phải. Cọc tròn lại được chia thành 2 loại: PC#600 và PHC#800
Cọc vuông
Kích thước cọc vuông được tính theo kích thước chiều dài x chiều rộng, với những thông số phổ biến sau: 200 x 200, 250 x 250, 300×300, 350 x 350 và 400 x 400
Xem thêm:
- Bảng báo giá bê tông tươi tại quận 6 – Liên hệ hotline 096.835.4378
Tiêu chuẩn vật liệu
Vật liệu sử dụng để thi công móng cọc bê tông chia thành 2 loại phổ biến: cọc bê tông cốt thép và cọc thép
Cọc bê tông cốt thép
Cọc bê tông được sử dụng có thể là cọc rỗng hoặc cọc đặc. Cọc rỗng có tiết diện vành khuyên đúc ly tâm và cọc đặc sẽ có tiết diện đa giác đều hoặc tiết diện vuông. Cả hai đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của TCVN 4453:1995 với các điểm cần lưu ý như:
- Không được sử dụng đoạn cọc có độ sai lệch lớn quá mức quy định
- Không sử dụng đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0,2mm và độ sâu của vết nứt dưới 10mm
- Diện tích bị lẹm, rỗ hay mẻ góc mật độ không vượt quá 5% so với tổng diện tích bề mặt của cọc
Cọc thép
Thép được sử dụng ở đây có thể là thép ống hoặc thép cán nóng, yêu cầu phải thẳng, độ nghiêng cho phép là dưới 1% và vuông góc với trục cọc. Bề dày của cọc thép sẽ được quy định theo thiết kế, thông thường sẽ bằng tổng của chiều dày lực theo tính toán với chiều dày chịu ăn mòn. Chiều dài và chiều cao của cọc cũng dựa vào quy định thiết kế. Dưới đây là bảng mức sai lệch về kích thước cọc cho phép:
Kích thước | Mức sai lệch cho phép |
Chiều dài đoạn cọc | ± 30 mm |
Kích thước cạnh tiết diện của cọc | +5 mm |
Chiều dài mũi cọc | ± 30 mm |
Độ cong của cọc | 10 mm |
Độ võng của đoạn cọc | 1/100 so với chiều dài đốt cọc |
Độ lệch của mũi cọc so với tâm | 10 mm |
Độ nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng góc trục cọc | Cọc đa giác: 1%
Cọc tròn: 0,5% |
Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu cọc | ± 50 mm |
Độ lệch móc treo với trục cọc | 20 mm |
Độ dày của lớp bê tông | ± 5 mm |
Bước cốt thép đai /cốt thép xoắn | ± 10 mm |
Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ | ± 10 mm |
Đường kính cọc rỗng | ± 5 mm |
Độ dày thành lỗ | ± 5 mm |
Kích thước chênh lệch của lỗ rỗng so với tim cọc | ± 5 mm |
Xem thêm:
- Cường độ bê tông là gì? Bảng tra cấp độ bền của bê tông chuẩn xác nhất
Quy cách thi công hạ móng cọc bê tông
Thi công hạ móng bê tông cốt thép đều có những quy chuẩn riêng. Phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất là sử dụng búa đóng và búa rung.
Nguyên tắc khi dùng búa
Các loại búa sử dụng cũng cần đáp ứng được các nguyên tắc sau:
- Búa có đủ khả năng hạ cọc đạt tới chiều sâu theo quy định của thiết kế, giúp cọc xuyên qua được các lớp đất dày bao gồm tầng kẹp cứng
- Gây ra ứng suất động nhỏ hơn ứng suất động cọc cho phép sẽ giảm được tình trạng nứt cọc
- Độ chối của cọc làm không được quá nhỏ để tránh gây hỏng búa. Số nhát đập búa xuống cọc không được vượt quá giá trị khống chế như thiết kế đề ra, bởi sẽ làm cọc bị mỏi
- Lưu ý khi khi hạ rung cọc dạng tấm hay dạng tròn rỗng thì cần chống nứt và hư hỏng cọc kỹ càng
- Giảm sự tăng áp suất không khí ở trong lòng cọc do bị đậy kín bằng cách sử dụng chụp đầu cọc có lỗ hổng, diện tích lỗ hổng tối thiểu 0,5% so với diện tích phần tiết diện ngang của cọc
- Giảm tần số và rung cọc từ 7-10 phút khi hạ cọc trong cát hay khi ở những độ sâu thiết kế để làm chặt đất phía trong lòng và ở xung quanh cọc.
Hạ cọc bằng cách xói nước
Đối với công trình ở xa nhà và có diện tích trên 20m thì có thể dùng xói nước để hạ cọc. Để đạt được hiệu quả tối đa thì chúng ta nên kết hợp xói nước với phương pháp đóng cọc hay ép cọc bằng đầu búa, điều này sẽ giúp giảm được áp suất của nước lên móng cọc.
Lưu ý khi hải xói nước trong cát và á cát ở độ sâu hơn 20m thì phải kèm theo bơm khí nén với công suất 2 – 3m3/phút vào vùng cần xói nước. Với cọc hay cọc ống có đường kính nhỏ hơn 1m thì đặt giữa tiết diện 1 ống xói, cọc có đường kính lớn hơn 1m thì đặt các ống xói cách nhau từ 1- 1,5m
Ống xói nước phải có đầu phun hình nón, tiêu chuẩn đường kính đầu phun là 0,4D – 0,45D, trong đó D là đường kính ống xói. Đặt thêm các lỗ phun nghiêng 30-40 độ so với phương thẳng đứng vị trí xung quanh ống xói khi cần tăng tốc độ để hạ cọc.
Hạ cọc bê tông bằng ép tĩnh
Các thiết bị để ép cọc phải đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn, lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc tối thiểu 1,1 lần lực ép lớn nhất trong thiết kế đã quy định với mọi trường hợp. Công tác để thực hiện ép cọc tĩnh theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra định vị và độ thăng bằng của thiết bị để ép cọc: trục của thiết bị cần phải trùng với tim của cọc, mặt phẳng sàn ép bằng phẳng, phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc 90 độ so với mặt sàn. Chạy thử máy để kiểm tra sự ổn định của hệ thống, gia tải khoảng từ 10-15% trọng tải được thiết kế của cọc
- Tiếp theo là kiểm tra lại bề mặt đầu đoạn cọc, phải thật bằng phẳng, đồng thời kiểm tra các chi tiết mối nối
- Lắp và dựng các đoạn cọc vào vị trí ép cọc, độ nghiêng cho phép của các đoạn cọc so với trục đoạn mũi cọc dưới 1%
- Gia tải lên trên cọc khoảng 10-15% tải trọng thiết kế để tạo được tiếp xúc giữa hai bề mặt của bê tông
- Tăng dần lực ép lên các đoạn cọc để chúng xuyên sâu vào lòng đất với vận tốc tối đa 2cm/s, không nên dừng mũi cọc nhọn trong đất sét cứng quá lâu
Những rủi ro khi tăng đột ngột lực nén lên các đoạn cọc và cách xử lý
Mũi cọc xuyên vào đất cứng hơn và gặp các dị vật hoặc cọc bị xiên vẹo, có thể tì vào gờ nối của cọc bên cạnh. Khi gặp trường hợp cọc gặp các di vật cứng có thể sử dụng máy khoan dẫn hoặc xói nước như đóng cọc, còn đối với trường hợp cọc bị nghiêng quá quy định cho phép thì nên ép lại và thay thế cọc mới.
Xem thêm:
- Bảng tra diện tích cốt thép chi tiết cập nhật mới nhất năm 2023
Khi nào thì nên sử dụng móng cọc bê tông
Một số tình huống nên sử dụng móng cọc bê tông cho công trình:
- Điều kiện đất kém, không để đào sâu tới mật độ mong muốn
- Công trình thi công nằm gần hệ thống thoát nước hay kênh rạch
- Công trình có tải trọng khá nặng và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng áp dụng
- Khu vực có mật độ mạch nước ngầm chảy qua cao
- Nền đất dễ bị sụt lún do nằm cạnh sao hồ, biển, sông,…
Xem thêm:
- Định mức cấp phối bê tông mác 100, 150, 200, 250, 300, 400
Đơn vị thi công móng cọc bê tông uy tín ở đâu?
Bê tông Minh Ngọc là đơn vị chuyên thi công móng cọc bê tông uy tín hàng đầu. Chúng tôi tự hào có hệ thống các đơn vị thi công làm việc chuyên nghiệp cùng đội ngũ các kỹ sư, công nhân với tay nghề uyên thâm, được đào tạo trong quy trình bài bản và chuyên nghiệp. Hệ thống máy móc, trang thiết bị tối tân sẽ giúp cho tiến độ công trình và chất lượng công trình được đảm bảo nhất với chi phí tối ưu
Trên đây là toàn bộ những thông tin về móng cọc bê tông mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Để được giải đáp cũng như hỗ trợ mọi vấn đề nhanh chóng, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bê tông Minh ngọc qua địa chỉ sau:
Công Ty TNHH TM DV VLXD Minh Ngọc
Hotline: 096.835.4378
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com