Để dầm có khả năng chịu lực tốt thì nối thép dầm chính là yếu tố quan trọng quyết định điều này. Vì vậy việc tính toán để nối các thanh thép với nhau trong dầm sao cho chúng đạt tiêu chuẩn và đúng quy định là điều bắt buộc, và cũng là những thông tin mà chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn ngay trong bài viết dưới đây
Tiêu chuẩn nối thép dầm theo TCVN 4453-1995
Tiêu chuẩn nối thép dầm được dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối, Quy phạm thi công và nghiệm thu. Trong tiêu chuẩn có quy định về tiêu chuẩn nối thép dầm như sau:
- Đối với phương pháp buộc nối truyền thống khi áp dụng thì thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt, không nối quá 50% lượng thép.
- Không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong, ví dụ như vị trí chịu lực lớn là thép giữa nhịp-thép dưới, thép gối-thép trên,…Những vị trí này phải chịu lực lớn nhất trong hạng mục dầm, vì vậy không nối tại đây để tránh việc bị tuột mối nối gây nguy hiểm
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nối thép cột đạt tiêu chuẩn và đúng quy định
Cách nối thép dầm đạt tiêu chuẩn
Hiện nay, công nghệ đang trên đà phát triển, không chỉ có một vài cách nối thép dầm truyền thống mà còn phát triển thêm nhiều phương pháp khác. Mỗi phương pháp đều có một tiêu chuẩn riêng. Sau đây là một số cách nối thép cột phổ biến chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn:
Nối thép dầm bằng dây kẽm thủ công
Phương pháp nối thép dầm bằng dây kẽm 1-2mm thủ công chính là phương pháp phổ biến và có từ rất lâu. Cách nối này khác đơn giản không cần tới sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại. Mọi công việc được thực hiện thủ công bằng chính sức lao động của công nhân tay có kinh nghiệm.
Phương pháp nối thép dầm này có thể thực hiện ngay tại công trình. Để cho mối nối chắc chắn hơn, khi nối buộc người ta tiến hành chồng hai đầu thanh thép lên nhau rồi dùng dây kẽm buộc lại. Áp dụng với hệ thống cốt thép có D<16mm, trơn và cần uốn móc kẽm 180 độ ở hai đầu. Chỉ áp dụng cho những kết cấu nằm ngang như sàn, dầm, móng, không nên sử dụng cho nối thép cột ở kết cấu đứng như tường, cột,…
Đối với phương pháp này cần để bê tông đạt tới cường độ thiết kế mới cho thép nối vào chịu lực nhằm đảm bảo an toàn. Phương pháp này được sử dụng ở mọi công trình nhà ở dân dụng cho tới công trình công nghiệp. Và là biện pháp sử dụng cho hầu hết các công trình thi công nhà ở phố và biệt thự hiện nay
Xem thêm:
- Bố trí thép dầm cần tuân theo những nguyên tắc, quy định nào?
Nối thép bằng coupler
Coupler chính là những chiếc ống nối gen, sử dụng để liên kết các thanh thép với nhau. Công nghệ này được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Phương pháp nối thép dầm bằng coupler đang được sử dụng khá phổ biến ở các dự án công trình quy mô lớn như nhà cao tầng, cầu cống, thủy điện, tầng hầm,…
Với những công trình nhà ở dân dụng thì ít người sử dụng phương pháp này. Bởi không tối ưu về chi phí, hơn nữa thép dùng trong nhà ở dân dụng thường có đường kính D ≤16mm, sử dụng phương pháp nối truyền thống sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và máy móc hơn
Xem thêm:
- Cách tính toán cốt đai cho dầm bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018
Nối thép bằng liên kết hàn
Phương pháp nối thép dầm bằng liên kết hàn giúp cho các mối nối được chắc chắn hơn so với cách nối buộc truyền thống khi công trình sử dụng thép có D>16mm. Trong phương pháp nối thép bằng liên kết hàn này lại bao gồm 2 loại: hàn hồ quang và hàn điện trở
Phương pháp hàn hồ quang
Phương pháp hàn hồ quang là phương pháp sử dụng que hàn, một cực nguồn điện hàn nối trực tiếp với cốt thép cần hàn, cực còn lại nối với cặp hàn. Đặt cực que hàn cách cốt thép 1 khoang cách nhỏ, khi hàn sẽ tạo ra tia hồ quang điện, sinh nhiệt và làm nóng chảy thép với que hàn, từ đó tạo ra mối nối sau khi ngắt điện
Chất lượng các mối hàn phụ thuộc phần lớn vào tay nghề thợ hàn, mặc dù mang lại hiệu quả lớn nhưng khá tốn thép nối. Cách nhận biết mối hàn đạt chất lượng là kim loại đông đặc, đồng đều, không bị nứt hay hở, thử gõ vào tạo ra âm thanh giòn và chắc chắn.
Phương pháp hàn điện trở
Nguyên lý ứng dụng của phương pháp nối thép dầm này đó là khi dòng điện chạy qua vật dẫn sẽ sinh ra nhiệt tỷ lệ với điện trở và bình phương cường độ dòng điện. Tiến hành đặt hai mác thép cách nhau một khoảng nhỏ bằng khe hở để tạo thành điện trở. Tại đây sẽ là điểm phát sinh ra một lượng nhiệt cực lớn, có thế đốt cháy vật hàn. Sau khi ngắt điện, ép chặt hai vật hàn lại với nhau
Phương pháp hàn điện trở mang tới ưu điểm là năng suất cao, gấp 3-4 lần so với phương pháp hàn hồ quang. Không tốn kém chi phí vào các vật liệu phát sinh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện ở nhà máy, xưởng gia công.
Xem thêm:
- Cách bố trí thép sàn 2 lớp đạt chuẩn và những nguyên tắc cơ bản
Các vị trí nối thép dầm đạt tiêu chuẩn
Vị trí nối thép dầm vô cùng quan trọng, không được nối thép tại các vị trí phải chịu lực lớn hay lực uống( momen) có giá trị lớn,sẽ làm giảm đi khả năng tải trọng của dầm. Các vị trí mang giá trị mômen lớn trong dầm sẽ là bụng dầm – mặt bê tông dưới và bên trên đầu cột-mặt bê tông trên.
Vậy nên loại trừ hai vị trí có giá trị momen lớn thì các vị trí còn lại đều có thể thực hiện nối thép dầm:
- Lớp thép bên dưới không được nối tại bụng dầm, vị trí tại khoảng ¾ nhịp dầm
- Lớp thép bên trên không được nối tại cột, vị trí từ tâm cột ra ¼ nhịp dầm
Xem thêm:
- Hàm lượng cốt thép trong 1 khối bê tông là bao nhiêu là đạt chuẩn
Chiều dài mối nối thép trong dầm là bao nhiêu?
Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam, chiều dài nối thép dầm tối thiểu là 30D, trong đó D chính là đường kính của thanh cốt thép. Ví dụ Thép D16 có chiều dài đoạn nối tối thiểu là 30 x 16 = 480 mm, tương tự với các loại thép khác
Lưu ý rằng đoạn nối thép dầm không được nhỏ hơn 250mm. Chiều dài đoạn nối trên áp dụng cho thép có gờ cán nóng <=D32mm, mác 250 trở lên và mác thép đai CB-30t trở xuống
Xem thêm:
- Bảng báo giá bê tông tươi tại quận 5 – Bê tông tươi Minh Ngọc
Việc nối thép dầm đóng vai trò gì?
Trong xây dựng sẽ có những yêu cầu riêng về khâu sản xuất, vận chuyển và lắp đặt, bởi vậy các thanh thép luôn có chiều dài nhất định. Thực tế thì các thanh thép luôn có chiều dài ngắn hơn so với kết cấu công trình. Vì thế nên khi thi công, bắt buộc chủ thầu phải thực hiện nối thép dầm để có những cốt thép với độ dài mong muốn.
Xem thêm:
- Nguyên tắc và kinh nghiệm bố trí thép tăng cường trong dầm hiệu quả nhất
Bê tông Minh Ngọc- đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng chất lượng, uy tín
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật tư xây dựng, công ty Bê tông Minh Ngọc đã có hơn 14 ngành nghề kinh doanh đáp ứng cho thị trường. Chúng tôi lấy uy tín đặt lên hàng đầu, cam kết mang tới cho quý khách hàng dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có tâm với nghề cũng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo hiệu quả công việc.
Bài viết trên của Bê tông Minh Ngọc đã cung cấp cho người đọc những tiêu chuẩn cũng như cách nối thép dầm bổ ích. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp tới chúng tôi qua địa chỉ sau:
Công Ty TNHH TM DV VLXD MINH NGỌC
Hotline: 0968.35.43.78
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/