Thép chịu lực đặt trên hay dưới? Bố trí thép như thế nào mới đảm bảo chất lượng cho công trình? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Thép chịu lực là gì? Đặc điểm của thép chịu lực
Thép là vật liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng hoàn thiện công trình. Khung thép đóng vai trò làm giá đỡ và định hình cấu trúc chung, giúp cho công trình được bền bỉ, đạt giá trị cao về mặt thẩm mỹ cũng như chất lượng. Để hỗ trợ cho phần mặt sàn, thép chịu lực được nghiên cứu và ra đời.
Đúng như tên gọi, thép chịu lực có khả năng chịu lực rất lý tưởng nhất là ở vị trí sàn chịu tác động rất lớn từ việc di chuyển và vận chuyển. Loại vật liệu này giúp đảm bảo độ an toàn, sự vững chắc cho công trình và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực như sụt lún, nứt gãy bề mặt.
Đánh giá khách quan, khung thép chịu lực cũng có ưu và nhược điểm như sau:
Về mặt ưu điểm:
- Tính linh hoạt rất cao: Với kết cấu thép chịu lực, người ta có thể dễ dàng sáng tạo và thiết kế theo nhiều cấu trúc khác nhau nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho nền móng của ngôi nhà. Nhờ đó, công trình sẽ bền bỉ cùng thời gian.
- Trọng lượng nhẹ: Về cơ bản, thép chịu lực có trọng lượng khá nhẹ. Điều này tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển cũng như bảo quản được dễ dàng hơn.
- Chi phí phải chăng: Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta chuyên dùng thép chịu lực cho phần nền móng. Ngoài ưu điểm vượt trội là khả năng chịu lực rất tốt, sản phẩm còn có giá thành khá “mềm” so với các loại cùng công năng. Nhờ đó, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá nhưng chất lượng vẫn đạt kỳ vọng.
Tuy nhiên, bất kể vật liệu nào cũng thế, bên cạnh ưu điểm chính là nhược điểm:
- Chịu lửa kém
- Dễ bị ăn mòn
- Chi phí bảo dưỡng khá cao
Xét trên nhiều khía cạnh, đây vẫn là loại thép khá nổi bật, được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng cũng như công trình công cộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Nguyên tắc truyền lực của kết cấu thép
Để trả lời được câu hỏi thép chịu lực đặt trên hay dưới, trước hết, bạn cần phải hiểu nguyên tắc truyền lực của kết cấu thép.
Tải trọng tĩnh: là phần nằm bên trên, được đặt tĩnh trong suốt quá trình lắp dựng, chịu trọng lực chính cho toàn bộ kết cấu. Chẳng hạn như, trọng lượng của các lớp hoàn thiện sau khi lát, trát… cộng thêm bản thân kết cấu bê tông chỉnh là tải trọng tĩnh tác dụng lên cốt thép và bê tông.
Tải trọng động: hiểu đơn giản là những lực bên ngoài tác động vào kết cấu thép. Tải trọng này được truyền từ trên mặt sàn khi di chuyển hoặc vận chuyển, được truyền tới hệ thống dầm, móng và xuống đất.
Chính vì thế, cần phải đặt thép chịu lực đúng kỹ thuật để đỡ trụ được các tải trọng nêu trên.
Thép chịu lực đặt trên hay dưới?
Thép chịu lực đặt trên hay dưới là hợp lý nhất. Đối với những ai thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thì đây chắc chắn là một vấn đề khá nan giải. Xét trên nhiều khía cạnh từ việc bố trí thép sàn, sử dụng nguyên tắc truyền lực của kết cấu thép thì thép chịu lực nên đặt phía dưới.
Tuy nhiên, không chỉ được dựa vào khả năng chịu lực này mà bố trí thép sơ sài. Đối với các công trình lớn, chỉ mỗi thép chịu lực ở phía dưới là chưa đủ. Cần phải nghiên cứu, đặt thép chịu lực ở cả phía trên lẫn phía dưới nhằm gia tăng cường độ chống chịu lực cho công trình.
Xem thêm:
- Dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý chi tiết
Cách bố trí thép chịu lực chuẩn chất lượng
Bố trí và xây dựng một nền móng vững chắc là bước quan trọng để duy trì độ bền của công trình. Do vậy, ngày nay, các chuyên gia khuyến cáo, sàn thép chịu lực nên được bố trí thành 2 lớp (lớp trên và lớp dưới). Cụ thể:
- Lớp dưới: bao gồm lớp thép chịu lực, chịu mô-men âm, được đặt theo phương song song cạnh ngắn (chiều rộng).
- Lớp trên: bao gồm thép phân bố, chịu mô-men dương, được đặt theo phương vuông góc với thép lớp dưới.
Việc bố trí kết cấu thép sàn 2 lớp có khá nhiều ưu điểm so với bê tông cốt thép thông thường: khả năng chịu lực cao, trọng lượng nhẹ, độ an toàn và tính vững chắc, tính cơ động trong lắp đặt và thiết kế.
Trong trường hợp công trình lớn, bố trí thép sàn 2 lớp gần như là điều bắt buộc. Tuy nhiên, một số công trình cũng vẫn sử dụng kết cấu thép sàn 1 lớp. Nhưng, cần phải hiểu, mặt sàn thép 1 lớp có kết cấu khá mỏng, chỉ chịu được trọng lực vừa phải, thích hợp áp dụng công trình đơn giản từ 1 – 2 tầng ở nhà dân.
Xem thêm:
- Bố trí thép dầm cần tuân theo những quy định và nguyên tắc nào?
Lưu ý khi lắp thép chịu lực trong xây dựng
Bên cạnh việc quan tâm đến lắp đặt chuẩn kỹ thuật thép chịu lực đặt trên hay dưới, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Đảm bảo chất lượng từ vật liệu nhỏ đến vật liệu lớn, kể cả các chi tiết hay mối nối như bulong, bueno
- Đảm bảo hệ thống khóa cột, dầm kèo luôn chắc chắn ở trước, trong và sau quá trình thi công
- Kiểm tra lực xiết của bulong
- Nghiệm thu công trình bởi kỹ sư giàu kinh nghiệm
- Lựa chọn đơn vị thi công chất lượng, đảm bảo an toàn
Xem thêm:
- Những lưu ý khi bố trí thép tăng cường trong dầm hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ của Bê tông Minh Ngọc trước câu hỏi thép chịu lực đặt trên hay dưới. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã tìm được lời giải đáp cho mình. Nếu đang có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline để được hỗ trợ.
Công Ty TNHH TM DV VLXD Minh Ngọc
Hotline: 0968.35.43.78
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/