Mái nhà vừa là bộ phận bảo vệ, che chắn vừa tạo điểm nhấn cho căn nhà. Mái nhà dốc đang là sự lựa chọn phổ biến của gia chủ bởi nó tích hợp đủ cả 2 yếu tố trên. Quá trình thi công mái nhà dốc cũng yêu cầu cẩn thận từng chi tiết. Bài viết dưới đây của Bê tông Minh Ngọc sẽ hướng dẫn các bạn cách đổ bê tông mái dốc sao cho kết quả đạt chất lượng tốt nhất, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu về kết cấu bê tông mái dốc
Trước khi chúng ta đến với các bước đổ bê tông mái dốc sao cho chuẩn thì hãy cùng tìm hiểu về kết cấu hệ thống mái dốc. Bê tông đổ mái dốc là một loại bê tông đáp ứng các yêu cầu của thiết kế về cơ lý. Kiểu mái này luôn được thi công nằm ngang trên mặt nền nghiêng góc lớn hơn 0 độ và nhỏ hơn 180 độ.
Vật liệu cần có khi đổ bê tông mái dốc
Công trình đổ bê tông mái dốc có thể đáp ứng hoàn hảo về chất lượng và tiêu chuẩn xây dựng hay không thì từng chi tiết nhỏ chúng ta cũng nên phải lưu tâm và cẩn trọng. Một trong số đó yếu tố quyết định tới 80% chất lượng công trình đó chính là bê tông. Chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng tới tổng thể công trình mái. Nếu chất lượng bê tông không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng nứt nẻ hay vỡ nát. Để tránh được tình trạng nhà dột từ nóc dột xuống thì các thành phần để trộn bê tông cũng góp phần không nhỏ.
Trước khi chúng ta đi tìm hiểu biện pháp đổ bê tông mái dốc thì cùng đi tìm hiểu về các loại nguyên vật liệu cần thiết phục vụ quá trình thi công này. Những loại vật liệu kể đến sau đây sẽ được Bê tông Minh Ngọc áp dụng phổ biến trong thi công mái dốc ở các ngôi nhà thấp tầng hiện nay.
Vật liệu kết dính
Vật liệu kết dính của hỗn hợp bê tông sẽ bao gồm xi măng và các chất phụ gia khoáng. Trong đó xi măng là một loại bột kết dính nhờ vào nước, được sử dụng rất nhiều trong xây dựng, sản xuất ra từ việc nghiền mịn clinker cùng thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Xi măng tiếp xúc với nước sẽ xảy ra phản ứng thủy hóa và kết quả cho ra là hồ xi măng. Nhờ vào quá trình thủy hóa mà hồ xi măng bắt đầu ninh kết để tạo ra một loại vật chất cứng có cường độ nhất định. Sản phẩm tạo ra này chúng ta gọi là bê tông.

Về phụ gia khoáng chính là những loại vật liệu vô cơ có nguồn gốc cả tự nhiên và nhân tạo. Thành phần hóa học có trong phụ gia khoáng phải kể đến đó là SiO2 hoặc Al2O3 dạng hoạt tính. Phụ gia khoáng khi thêm vào hỗn hợp trộn bê tông đổ mái hay các cấu kiện khác của công trình đều nhằm mục đích nâng cao độ bền và kéo dài tuổi thọ bê tông. Bên cạnh đó chất này có thể được dùng làm chất chống thấm tốt, giảm tình trạng các yếu tố ăn mòn ở những vùng khí hậu khắc nghiệt xâm nhập làm hư hỏng bê tông.
Các cốt liệu của hỗn hợp đổ bê tông mái dốc
Cốt liệu trong hỗn hợp bê tông được xem là khung xương của xi măng. Chất lượng của cốt liệu chiếm tới 60% của việc tạo ra sản phẩm bê tông đổ bê tông mái dốc hoàn hảo. Đây là thành phần cơ bản của hỗn hợp bê tông được chia thành 2 loại là cốt liệu lớn (cốt liệu thô) và cốt liệu nhỏ (cốt liệu mịn), trong đó tiêu chuẩn kích thước của cốt liệu lớn là nặng không quá 35% khối lượng bê tông.

Nước
Nước là thành phần kết hợp với xi măng để tạo ra chất kết dính, không có nước xi măng không thể thực hiện được quá trình thủy hóa của mình. Có thể nói không có nước thì không tạo ra được bê tông. Tỷ lệ nước còn quyết định chất lượng và thời gian đông cứng của bê tông cũng như tiến độ của công trình.

Xem thêm:
- Bảng giá bê tông tươi Bình Dương mới nhất 2024
Yêu cầu về nền mái khi đổ bê tông mái dốc
Nền của mái khi đổ bê tông cũng là phần quan trọng cần phải đảm bảo yêu cầu. nền mái dốc cần được làm phẳng, độ dốc theo đúng với bản thiết kế đề ra. Dung trọng và chặt chẽ để đảm bảo khi đổ bê tông mái dốc vẫn có độ ổn định, không bị trượt sạt.

Xem thêm:
- Mái bê tông cốt thép là gì? Ưu nhược điểm của loại mái bê tông này là gì?
Hướng dẫn đổ bê tông mái dốc chi tiết
Ngoài yêu cầu về thành phần hỗn hợp bê tông hay sự chuẩn bị về mặt bằng đổ bê tông thì quy trình đổ bê tông mái dốc là khâu tiên quyết, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cấu kiện sau này. Mái là bộ phận quan trọng che chở, bảo vệ và còn là bộ phận mặt tiền, vì thế khâu thi công cần đạt tiêu chuẩn để cho ra sản phẩm đáp ứng toàn bộ các yếu tố trên. Dưới đây là các bước đổ bê tông mái đúng chuẩn tại Bê tông Minh Ngọc bạn có thể tham khảo.
Tính toán các thành phần phục vụ đổ bê tông mái dốc
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho quá trình thi công thì việc tiếp theo chúng ta phải làm đó là tính toán thành phần để trộn bê tông. Bước này khá quan trọng bởi nó quyết định tới chất lượng của bê tông và của tổng thể công trình mái dốc. Nếu bạn tính toán sai bước này thì các bước sau các bạn có thực hiện tốt như thế nào thì chất lượng sản phẩm vẫn không đạt chuẩn. Các nội dung chúng ta cần thực hiện tính toán trước khi thực hiện đổ bê tông mái dốc như sau:
- Xác định độ sụt bê tông sử dụng.
- Xác định lượng nước dùng để trộn bê tông.
- Xác định lượng chất kết dính của hỗn hợp bê tông.
- Xác định tỷ lệ các cốt liệu để tạo ra bê tông có mác phù hợp.

Xem thêm:
- Tiêu chuẩn và cách đo độ sụt bê tông hiệu quả nhất 2024
Trộn hỗn hợp để đổ bê tông mái dốc
Sau khi đã xác định, tính toán xong các thành phần của hỗn hợp thì chúng ta tiến hành trộn bê tông. Đây cũng là một công đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình đổ bê tông mái dốc. Hỗn hợp bê tông cần được trộn bởi các vật dụng chuyên dụng và đạt chuẩn dưới sự kiểm định chặt chẽ từ các chuyên gia. Tuyệt đối không nên trộn thủ công hoặc bằng các vật dụng không đạt tiêu chuẩn, theo đó hỗn hợp bê tông sẽ không được đều dẫn tới chất lượng mái dốc không như mong muốn.

Dàn đều và đầm hỗn hợp bê tông vừa đổ
Đổ bê tông mái dốc xong chúng ta tiến hành san rải và đầm hỗn hợp xuống sao cho bằng phẳng và rắn chắc nhất. Bước đầm bê tông rất quan trọng, đặc biệt là với hệ thống mái có độ dốc từ 2 trở lên sau khi san bằng bê tông, phải đầm thật chắc và chặt để bê tông không bị lởm chởm, chỗ dày chỗ mỏng và trượt đổ dễ dàng. Trải đều bê tông và sử dụng ván khuôn mặt, quá trình đầm được tiến hành bằng máy móc, đầm dùi chuyên dụng để cho ra kết quả tốt nhất.

Bảo dưỡng sau khi đổ bê tông mái dốc
Bước cuối cùng trong quy trình đổ bê tông mái dốc đó là bảo dưỡng bê tông. Đây cũng là bước không kém phần quan trọng, tác động đến hình thức và chất lượng của mái dốc. Nếu các bước trên có thực hiện tốt như thế nào mà bước bảo dưỡng không đúng chuẩn cũng sẽ làm giảm đi chất lượng của bê tông mái dốc về sau.
Sau khi hoàn tất quá trình rải và đầm sàn, chúng ta tiến hành bảo dưỡng ngay và thường xuyên, kéo dài cho tới khi bê tông khô. Cách bảo dưỡng chỉ đơn giản mà Bê tông Minh Ngọc hay sử dụng là phun nước lên trên bề mặt của bê tông nhằm cung cấp độ ẩm cho bê tông đổ mái dốc, đồng thời tăng khả năng chống thấm cho cấu kiện. Trải qua bước bảo dưỡng đúng cách thì sản phẩm mái dốc bê tông được tạo ra sẽ hoàn mỹ và hội tụ nhiều chức năng hơn.

Lợi ích của việc đổ bê tông mái dốc
Như đã nói ở trên, mái là bộ phận không thể thiếu của mỗi ngôi nhà hay bất kể công trình xây dựng nào. Đổ bê tông mái dốc đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ. Hệ thống mái dốc mang tới sự chắc chắn, bền đẹp và thể hiện được cảm quan thẩm mỹ của chủ công trình. Đặc biệt bê tông mái dốc sẽ giúp cho quá trình thoát nước nhanh chóng và dễ dàng, tránh tình trạng nước ứ đọng có thể gây ra tình trạng thấm đột, hư hỏng cả công trình của bạn.
Không những thế, hệ thống mái dốc còn có khả năng chống nóng tốt, điều hòa không khí giúp cho căn nhà luôn mát mẻ và dễ chịu. Chống chịu tốt với mọi điều kiện khí hậu, chủ nhà an tâm nghỉ ngơi. Đặc biệt còn có tác dụng chống trộm vào nhà hơn so với các loại bê tông mái bằng. Kết cấu không mấy cầu kỳ thế nhưng lại tạo được điểm nhấn, sự độc đáo và cách biệt cho công trình.

Xem thêm:
- Bê tông tự đầm là gì? Những lợi ích của việc đổ bê tông tự đầm
Hạn chế của đổ bê tông mái dốc
Ngoài những ưu điểm kể trên thì đổ bê tông mái dốc vẫn còn một vài những hạn chế như tải trọng nặng, khiến lực đè lên móng nhà cao, điều này là không thực sự tốt cho công trình. Bởi mái đổ bê tông chắc chắn và có định, thế nên không linh hoạt trong quá trình tháo dỡ hoặc di chuyển mà phải phá bỏ, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tốn kém chi phí và công sức.
Đối với nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết thất thường, khi nắng khi mưa. Vì vậy những công trình đổ bê tông mái dốc cốt thép rất hay gặp phải vấn đề nứt, vỡ do sự co giãn của sắt thép bên trong. Vì thế người ta thường lớp một lớp ngói bên ngoài để bảo vệ và khắc phục tình trạng này, dẫn tới sự tốn kém thêm các chi phí.

Khi đổ bê tông mái dốc cần lưu ý điều gì?
Một công trình bê tông mái dốc hoàn mỹ cần nhiều yếu tố đạt tiêu chuẩn, từ khâu chọn vật liệu, tính toán thành phần tới bước thi công đều phải cẩn thận. Dưới đây Bê tông Minh Ngọc đã tổng hợp lại những điều bạn cần lưu ý trong quá trình đổ bê tông mái dốc:
- Yêu cầu có bản thiết kế hoàn chỉnh để quá trình thi công có thể dựa vào và hoàn thiện một cách suôn sẻ nhất.
- Dưới điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng thì cần đổ bê tông liên tụ để đả bỏ liên kết giữa các thành phần của hỗn hợp bê tông được tốt.
- Sau khi đổ bê tông xong, hãy chờ bê tông bay hơi bớt và bề mặt bê tông se lại thì tiến hành đầm lần thứ 2.
- Không nên quá lạm dụ xi măng, bởi vì sẽ khiến bề mặt bê tông nhanh bị nứt.

Bài viết trên của Bê tông Minh Ngọc đã chia sẻ tới bạn biện pháp đổ mái bê tông chuẩn và chi tiết nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi thi công mái dốc. Còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ tới Bê tông Minh Ngọc, đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình bằng cả cái tâm.
Công Ty TNHH TM DV VLXD Minh Ngọc
Hotline: 0968 354 378
Địa chỉ: Số 1 Đường 25, Khu Dân Cư Việt Sing, Thuận An, Bình Dương
Website: https://betongminhngoc.com/